Để góp phần giúp lễ ăn hỏi diễn ra thành công thì chắc chắn không thể bỏ qua bài phát biểu. Nhiều người thường nghĩ bài phát biểu không quá quan trọng, có thể tự nghĩ tự nói ra như thông thường là được. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi khi đứng trước đông người và thời gian gấp rút thì người phát biểu dễ bị ảnh hưởng tâm lý. Chính vì vậy mà cứ chuẩn bị trước sẽ giúp buổi lễ diễn ra suôn sẻ, thuyết phục hơn. Bạn đã biết cách viết phát biểu lễ ăn hỏi chưa? Theo dõi ngay bài viết sau của Cali Bridal để tham khảo nhé!
1.Tại sao cần chuẩn bị bài phát biểu trong lễ ăn hỏi?
Trong vài năm trở lại đây, người Việt có xu hướng tối giản hóa các nghi lễ để tổ chức đám cưới. Hầu như sẽ chỉ có lễ ăn hỏi và lễ xin dâu là còn được thực hiện đầy đủ trong quy trình cưới. Chính vì thế mà việc chuẩn bị đầy đủ các nghi thức theo đúng trình tự đám cưới là điều không thể bỏ qua. Trong đó, phát biểu lễ ăn hỏi góp phần quan trọng để giúp nghi lễ diễn ra thành công. Do đó, nếu gia đình 2 bên đều có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về bài phát biểu. Thì sẽ tránh được những sai sót không đáng có. Hơn nữa, khi chuẩn bị kĩ bài phát biểu thì sẽ tránh được những khoảng trống thời gian. Không làm thời gian bị trôi qua lãng phí.
Phát biểu trong lễ ăn hỏi là nghi thức vô cùng quan trọng
Người xưa vẫn thường nói: “đầu xuôi đuôi lọt”. Một bài phát biểu đầy đủ ý, trôi chảy và mang nhiều lời hay ý đẹp. Chắc chắn sẽ giúp việc xin dâu – nhận rể diễn ra thuận lợi. Giúp đôi dâu rể sau này có cuộc sống viên mãn. Đặc biệt, bài phát biểu lễ ăn hỏi của nhà trai với nhà gái cũng có phần khác nhau. Vậy nên nếu không tìm hiểu kĩ sẽ rất dễ nhầm lẫn, gây hiểu lầm cho người nghe,…
2.Những điều cần biết về bài phát biểu trong lễ ăn hỏi và xin dâu
Phát biểu trong lễ ăn hỏi được thực hiện do ai?
Người phát biểu lễ ăn hỏi sẽ là đại diện của gia đình
Nếu như bạn không biết thì lời phát biểu trong lễ ăn hỏi sẽ được thực hiện bởi đại diện. Hay còn gọi là trưởng đoàn ăn hỏi của hai bên gia đình. Họ thường là bác cả trong nhà cô dâu, chú rể. Phát biểu ăn hỏi vô cùng quan trọng nên luôn cần thực hiện bởi người có tiếng nói, có tố chất. Hơn nữa, vì thời gian trong nghi lễ này khá hạn hẹp nên khi tiến hành phát biểu. Cần sự ngắn gọn, súc tích và đầy đủ ý để người nghe hiểu và vui lòng. Chính vì vậy đại diện họ nhà gái phát biểu lễ ăn hỏi sẽ là những người lớn tuổi, có vai vế trong họ. Nhà trai cũng vậy.
Phát biểu trong lễ ăn hỏi được tiến hành khi nào?
Ăn hỏi là một trong ba nghi thức quan trọng để tổ chức đám cưới. Đặc biệt, đám hỏi là ngày hai gia đình chính thức gặp mặt đầy đủ. Qua đó bắt đầu thông báo buổi lễ cưới tới đông đảo họ hàng, láng giềng và bạn bè hai nhà. Vậy nên khi thực hiện nghi thức này cũng cần đảm bảo đúng quy trình.
Thực hiện bài phát biểu sau khi hoàn thành đủ các thủ tục lễ ăn hỏi Thông thường, quy trình thực hiện bài phát biểu trong lễ ăn hỏi sẽ diễn ra như sau:
- Đầu tiên, nhà trai chuẩn bị lễ vật và tráp cưới (Những thứ này có thể trao đổi trước với nhà gái xem họ có yêu cầu gì thêm không. Nếu không thì nhà trai hoàn toàn có thể tự chuẩn bị)
- Sau đó, nhà trai chọn ngày lành tháng tốt để đến nhà gái hỏi cưới. Đoàn ăn hỏi nhà trai gồm có: trưởng họ, bố mẹ, cô chú trong gia đình, bạn bè, đoàn nam thanh niên đem tráp hỏi (Còn nếu lễ ăn hỏi gộp cùng lễ cưới thì có thể mời đầy đủ tất cả mọi người theo dự tính).
- Tiếp theo, nhà trai đến chào hỏi nhà gái, đại diện họ nhà trai phát biểu lễ ăn hỏi. Mục đích là để thông báo thành phần tham dự, các lễ hỏi chuẩn bị, mục đích đến là gì…
- Sau đó đến bài phát biểu lễ ăn hỏi họ nhà gái để cảm ơn và tiếp nhận ý kiến gia đình về hôn sự.
Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi kéo dài bao lâu?
Đa phần các buổi lễ ăn hỏi ngày này thường diễn ra khá nhanh. Các nghi thức chỉ được thực hiện trong khoảng 1 tiếng là nhiều. Chính vì thế mà phần phát biểu cũng cần được diễn ra nhanh chóng. Trung bình mỗi bên phát biểu chỉ cần từ 7 – 10 phút là được. Và để làm được điều này thì gia đình cần chuẩn bị trước. Hơn nữa, cách phát biểu trong lễ ăn hỏi cũng cần trôi chảy, rành mạch và súc tích.
>> XEM THÊM: BÊ TRÁP LÀ GÌ? CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ KHI BÊ TRÁP?
>> XEM THÊM: LỄ NẠP TÀI LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LÀM LỄ
Sự khác nhau giữa bài phát biểu trong lễ ăn hỏi và bài phát biểu lễ cưới
Một bài phát biểu trong lễ ăn hỏi hay và ý nghĩa cần được diễn tả đầy đủ lời giới thiệu về gia đình và mục đích chính khi tham gia buổi lễ. Lời lời phát biểu lễ ăn hỏi của họ nhà trai còn là lời cảm ơn tới gia đình họ gia và lời chúc trăm năm cho đôi uyên ương.
Điểm khác biệt giữa bài phát biểu lễ ăn hỏi và lễ cưới là lời diễn đạt mục đích của buổi lễ. Cụ thể thì bài phát biểu trong lễ ăn hỏi thường sẽ đề cập đến vấn đề dâng tráp xin dâu. Trong khi đó, bài phát biểu trong lễ cưới lại nói chủ yếu đến vấn đề tiếp nhận thành viên mới của hai gia đình.
3. Tổng hợp bài phát biểu hay trong lễ ăn hỏi
Bài phát biểu lễ ăn hỏi họ nhà trai
Nhà trai sẽ phát biểu trước để xin dâu
Phát biểu tại lễ ăn hỏi được chia thành hai phần là của nhà trai và nhà gái. Mỗi bên sẽ có những cách phát biểu khác nhau. Sao cho đúng với mục đích và nội dung truyền tải nhất. Trong đó, phát biểu của nhà trai trong lễ ăn hỏi cần chú ý những điều sau:
- Chào hỏi gia đình, họ hàng hai bên; Giới thiệu về bản thân người đang phát biểu, có vai vế như nào trong gia đình.
- Mục đích của bài phát biểu là gì (nhà trai sẽ mở lời trước để xin nhà gái gả vợ cho con/ cháu mình)
- Đôi lời giới thiệu về những bậc cao niên trong dòng họ, những người có mặt lễ ăn hỏi.
Mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi của họ nhà trai
Kính thưa các cụ, các ông, các bà cùng toàn thể nam nữ thanh niên của hai gia đình và hai cháu A – B. Tôi là Nguyễn Văn C, là (ông/ bác/ chú…) Của cháu Nguyễn Văn A. Trước tiên, tôi xin thay mặt cho gia đình nhà trai gửi những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất đến với toàn thể họ nhà gái và những vị khách quý đã có mặt trong buổi lễ này. Tôi cũng xin giới thiệu thành phần họ nhà trai tham dự lễ ăn hỏi của cháu A – B hôm nay gồm: ông Nguyễn Văn D – ông nội cháu A, ông Nguyễn Văn E – bố cháu A, bà Lê Thị F – mẹ cháu A và các bác, các cô, các chú trong gia đình. Hôm nay, ngày lành tháng tốt, sau thời gian dài tìm hiểu, cháu A và cháu B đã thưa chuyện với hai bên gia đình về quyết định muốn tiến tới hôn nhân. Theo nguyện vọng của hai cháu, đoàn nhà trai chúng tôi có cơi trầu và lễ vật gồm: (…) mang sang xin thưa chuyện với gia đình nhà gái. Mong các cụ, các ông, các bà trong họ nhà gái chấp thuận để cháu A thành con, thành rể trong nhà và cháu B thành con dâu của gia đình chúng tôi. Đại diện cho họ nhà trai, tôi xin chân thành cảm ơn”.
Phát biểu lễ ăn hỏi của nhà gái
Nhà gái tiếp nhận ý kiến từ nhà trai và đáp lời
Theo đúng đám cưới truyền thống Việt Nam thì lễ ăn hỏi sẽ diễn ra tại nhà gái. Đây là nghi thức quan trọng để cô dâu chính thức được hỏi cưới về nhà chồng. Chính vì thế mà sau khi xem xét giờ lành tháng tốt, đại diện nhà gái sẽ ra đón đoàn nhà trai. Bước vào cổng và cùng vào nhà để uống nước, trò chuyện. Sau đó sẽ tiến hành bàn chuyện, xin dâu và phát biểu. Nhà trai phát biểu xin dâu xong cũng là lúc nhà gái sẽ chính thức đáp lời. Dưới đây là mẫu lời phát biểu của nhà gái trong lễ ăn hỏi để tham khảo:
Mẫu lời phát biểu lễ ăn hỏi nhà gái
“Thưa các cụ ông, cụ bà và đại diện hai bên gia đình. Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Nguyễn Văn C, là ông của cháu B (cô dâu). Hôm nay, tôi xin được đại diện cho gia đình nhà gái gửi lời chúc sức khỏe đến họ nhà trai và toàn thể khách mời. Tôi cũng xin giới thiệu sơ lược về thành phần của họ nhà gái chúng tôi gồm có ông Nguyễn Văn D bố cháu B, bà Lê Thị E mẹ cháu B… Cùng các thành viên khác trong gia đình. Hôm nay là ngày lành tháng tốt, là ngày mà hai cháu A và B cảm thấy tình cảm đã đủ chín muồi, giữa hai bên đã đủ hiểu nhau, thương nhau và sẵn sàng tiến đến làm vợ làm chồng. Phía gia đình nhà trai cũng đã có lời thưa chuyện và cơi trầu, tráp lễ để xin cho cháu B về làm dâu, làm con trong gia đình…. Thay mặt cho nhà gái, tôi xin gửi lời cảm ơn đến sự chuẩn bị chu đáo của họ nhà trai. Trước tấm lòng, sự chuẩn bị chu đáo của gia đình cũng như tình cảm chân thành của cháu A, nhà gái chúng tôi đồng ý để hai cháu được nên duyên vợ chồng. Nhân đây, tôi cũng có lời gửi gắm đến nhà trai và toàn thể quan khách hai họ. Mong hai bên gia đình sẽ cùng dạy dỗ, nhắc nhở để hai cháu có thể làm tốt bổn phận của người làm con. Gia đình chúng tôi mong rằng, các cháu sẽ luôn sống hòa thuận, hạnh phúc. Luôn chia ngọt, sẻ bùi và đồng hành cùng nhau”.
Trên đây là những thông tin chi tiết của Cali Bridal về phát biểu trong lễ ăn hỏi. Mong rằng qua những chia sẻ vừa rồi, bạn đã hiểu thêm về nghi thức cưới hỏi này. Còn nếu bạn đang có ý định chụp ảnh cưới chuyên nghiệp ngay tại Hà Nội. Thì đừng quên ghé Cali Bridal để được tư vấn tận tình về dịch vụ chụp ảnh cưới nhé!
Bài cùng chuyên mục